Tâm Tình Của Giáo Sư – Sử Gia Nguyễn Mạnh Quang Gửi Các Nhà Giáo Nhân Dân Việt Nam


[Nguyễn Mạnh Quang November 19, 2015]

       Hôm nay, ở Việt Nam là ngày 20/11/2015. Ngày này được chính quyền và nhân dân Việt Nam gọi là ngày “Nhà Giáo”. Nhân tiện đây tôi xin đưa lên facebook bài viết về nghĩa vụ của những người hành nghề “nhà giáo”. Dưới đây là bài viết này: SỨ MẠNG CỦA NHÀ GIÁO TRONG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC KHAI PHÓNG.

        Nói đến chính sách giáo dục tự do và khai phóng, cần phải nói đến định nghĩa của từ kép “giáo dục” và phải nói đến sứ mạng của một nhà giáo ở trong chính sách này. ĐỊNH NGHĨA VỀ GiÁO DỤC: Theo học giả Đào Duy Anh, giáo dục là: “Dạy dỗ người ta khiến cho thoát khỏi cái trạng thái tự nhiên của tạo vật sinh ra.” Theo Việt Nam Tự Điển của ông Lê Văn Đức, giáo dục là: “Dạy dỗ, rèn luyện về chữ nghĩa, đức hạnh và thể chất.” Theo The American Heritage Dictionary Of The English Language: “Làm giáo dục là cung cấp kiến thức hay huấn luyện, đặc biệt là qua công việc dạy dỗ chính thức.” (To educate: to provide with knowledge or training, especially through formal schooling.)” SỨ MẠNG CỦA NHÀ GIÁO TRONG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC KHAI PHÓNG:

 

HinhNMQ

Gs Quang

         Trời sinh ra con người, đồng thời cũng phú cho con người một tấm lòng lương thiện. Thầy Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện.” Nhưng khi lớn lên, con người phải bươn chải, bôn ba, lăn lộn trong việc mưu sinh, rồi sinh ra bon chen, đố kỵ và ganh ghét lẫn nhau, dùng đủ mọi mánh mung hay thủ đoạn bất chính nhằm để hạ giá những người khác (nhất là những người đồng nghề đồng nghiệp) với dã tâm “đè người khác xuống để nâng cao mình” hầu thủ lợi. Nhìn thấy rõ những thói hư tật xấu này của người đời, các nhà hiền triết hay các bậc chính Nho đã cố gắng tìm ra một “phương cách giáo dục” giúp cho người đời giữ gìn và phát huy cái “lương tính” trong thất tình của con người với mục đích làm cho người đời biết “hành xử sao cho vừa mắt ta ra mắt người” (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân), biết “dĩ hòa vi quý” và sống với nhau trong tình thương “tứ hải giai huynh đệ”. Nếu mọi người dân trong bất kỳ quốc gia nào cũng đều phát huy lương tính và đều cư xử với nhau như vậy cả, thì loài người sẽ không còn những thói hư tật xấu phát sinh từ lòng tham lam ích kỷ, không còn những ác tính hiếu thắng, hiếu chiến, hiếu sát, khát máu và không còn bị giới hạn trong phạm vi hẹp hòi do lòng đố kị, tị hiềm sinh ra, nhiên hậu sẽ không có chiến tranh. Những người thấu hiểu lịch sử thế giới, thường thấy những ác tính này ở trong cái tôn giáo tự phong là “Hội Thánh duy nhất thánh thiện, công giáo và tông truyền” do bọn lưu manh buôn thần bán thánh bịa đặt ra đủ mọi thứ tín lý hoang đường nhằm lừa bịp người đời để trục lợi, rồi dùng chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để kìm hãm tín đồ và người dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt khiến cho nạn nhân không còn khả năng sử dụng lý trí để nhìn ra những mánh mung hay thủ đoạn bất chính và dã man trên đây của giáo hội hay đạo Ki-tô La Mã. Cũng vì thế mà sau thời kỳ Cách Mạng Dân Chủ (Demarcatic Revolutions), hầu như tất cả các quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ đều đã ghi vào trong hiến pháp của họ điều khoản “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền” và quyết định giành lấy quyền làm chính sách giáo dục và phải thi hành chính sách giáo dục tự do khai phóng để cho các ông thầy được tự do giảng dạy, khai tâm học sinh và được tự do nói lên những sự thật lịch sử về tính cách hoang đường và bịp bợm trong những tín lý Ki-tô, về những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã mà chính Giáo Hoàng John Paul II trong những năm 1993-2004 đi đến đâu cũng phải xin lỗi lia lịa, tính ra có tới hơn một trăm lần, rồi chính ông ta và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican đã phải đứng ra cáo thú những rặng núi tội ác này trong một buổi lễ vô cùng long trọng được tổ chức tại Quảng Trường Peter trong kinh thành Rome vào ngày Chủ Nhật 12/3/2000. Có bị bịt mũi rồi mới cảm thấy không khí là tối cần thiết cho sự sống. Có bị nhốt tù rồi mới cảm thấy tự do là quý giá vô cùng. Tương tự như vậy, có từng là sinh viên sư phạm và là nhà giáo đã từng dạy học môn Sử và Công Dân ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, rồi lại có cơ hội tìm hiểu chính sách giáo dục tự do và khai phóng ở Bắc Mỹ, thì mới có thể nhìn ra những sai lầm có chủ ý trong chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ ở miền Nam trong những năm 1954-1975, và mới thấy chính sách giáo dục tự do khai phóng thật sự là vô cùng cao đẹp. Vấn đề này sẽ được trình bày rõ ràng trong trong Mục XXII này. Nói về phương cách giáo dục, sách Lễ Ký viết: “Khi nói rằng Thánh-nhân có thể làm cho thiên hạ hợp thành một nhà, Trung Quốc trở thành như một người, không phải nói là Thánh-nhân có thể thực hiện được nguyên bằng ý chí. Muốn đạt được mục phiêu ấy, cần biết rõ nhân tình. Giảng dạy cho họ biết bổn phận và giải thích cho họ biết thế nào là lợi hại. Nhân tình là gì? Nhân tình là hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục (vui, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn). Bảy tình đó chẳng cần học cũng vẫn có. Thế nào là bổn phận làm người? Bổn phận làm người có mười điều là “Cha phải hiền, con phải thảo, anh phải tốt, em phải ngoan, chồng phải biết điều, vợ phải biết nghe, người trên phải rộng rãi, người dưới phải kính thuận, vua phải nhân, tôi phải trung (Phụ từ, tử hiếu, huynh lương, đệ đễ, phu nghĩa, phụ thính, trưởng huệ, ấu thuận, quân nhân, thần trung, thập giả vị chi nhân nghĩa). Cố gắng tu nhân tích đức, gây niềm hòa hiếu, đó là cái lợi cho con người. Tranh đoạt tàn sát lẫn nhau, đó là cái hại cho con người. Phương pháp bình trị con người của Thánh-nhân tức là dạy dỗ mười bổn phận làm người, dạy họ tu đức lập thân, gây niềm hòa hiếu, tránh mọi sự tranh đoạt.” Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, Khổng Học Tinh Hoa. (Saigon: TXB, 1966), tr. 254-255. Những lời dạy trên đây là những lời dạy vô tư, vô vị lợi với mục đích khơi động, ương mầm và phát triển những đức tính cao đẹp của nhân tính nhằm để thăng tiến phúc lợi cho cuộc sống thực tế của con người ở trong cõi đời này. Muốn được như vậy, cần phải có chính sách giáo dục khai phóng và phải có đoàn ngũ cán bộ giáo dục có lương tâm có tinh thần trách nhiệm để lãnh nhận công việc KHAI TÂM và TRUYỀN DẠY học sinh bằng những lời giải thích tận tình để cho các em thấu hiểu được giá trị cao đẹp của những thiện tính, rồi tự giác giảm thiểu và hủy diệt lòng tham lam ích kỷ. Khi đã đạt được như vậy, các em sẽ, nhìn thấy rõ ý đồ bất chính trong những miếng mồi danh lợi cũng như trong những bánh vẽ hồng ân Thiên Chúa, Chúa sẽ đền ơn, phép mầu, phép lạ do những kẻ nhân danh tôn giáo đưa ra để mê hoặc và cám dỗ người đời. Việc truyền dạy những tư tưởng cao đẹp này thành công hay thất bại là do nơi trách nhiệm của những người cán bộ giáo dục mà chúng ta thường gọi là ông thầy hay thầy giáo.

gs-quang-ve-tham-viet-nam-nam-2015

Giáo sư Quang về thăm Việt Nam năm 2015

  Trong hệ thống đạo lý Nho giáo, hầu như bất kỳ ai đã học hết các kinh điển (Tứ Thư, Ngũ Kinh) hay đã thấm nhuần những tư tưởng Nho Giáo đều có thể trở thành ông thầy và mặc nhiên trở thành một nhà truyền giáo của đạo Nho. Như vậy, người làm nghề dạy học không phải chỉ làm có công việc “truyền đạt chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức và rèn luyện đức hạnh”, mà còn phải “KHAI TÂM” cho các môn sinh, nghĩa là phải “mở mang trí tuệ cho môn sinh, lấy chân tâm mà hướng dẫn môn sinh về phương cách vận dụng trí óc vào việc lý luận, phân tách và tìm hiểu sự vật.” Viết đến đây, người viết nhớ đến lời nói của một tư tưởng gia Hoa Kỳ đăng trong tờ Daily Bulletin ngày 4 tháng 3 năm 1997 của trường Trung Học Stadium (Tacoma School District) nói về mục đích của giáo dục như sau: “Mục đích của giáo dục là biến tâm hồn con người thành một tâm hồn linh động truyền đạt, chứ không phải là một tâm hồn tù hãm trong một phạm trù hạn hẹp.” (The goal of education should be to turn the mind into a living fountain, not a holding pond.)

          Nói cho rõ hơn, nghĩa vụ của người làm giáo dục là phải cố gắng trình bày các sự kiện một cách rõ ràng và giải thích cặn kẽ những lý lẽ bằng những phương pháp khoa học khiến cho môn sinh hay học viên theo đó mà học hỏi phương cách sử dụng lý trí, lương tâm và lương tri để nhận thức hay ý thức được đâu là sự thực, đâu là chân lý và những gì thuận lý và có thật, khác hẳn với những gì nghịch lý, mơ hồ, viển vông, mông muội. Những người làm công việc giáo dục chỉ biết nói những điều thuận lý khiến cho người nghe được nghe những điều thuận tai. Những người chủ trương áp dụng chính sách giáo dục đúng nghĩa của giáo dục là những người lương thiện, mong muốn những ông thầy phải đem hết lòng chân thành vào việc giải thích sự thật của sự việc và sự vật như là:

1.- Những cái tốt cái hay và vẻ đẹp của một hệ thống tư tưởng hay của một khám phá mới về khoa học của bất kỳ cá nhân hay môn phái nào bất kể từ đâu tới.

2.- Những sai lầm của một hay nhiều tín lý, một niềm tin (cũng gọi là đức tin) hay bản chất của một việc làm bất chính và tác hại của những tín lý sai lầm và việc làm bất chính đó đối với con người.

           Người ta gọi chính sách giáo dục như vậy là giáo dục tự do và khai phóng. Ở đâu có chính quyền cho thi hành chính sách giáo dục tự do và khai phóng thì ở đó các mầm tư tưởng học thuật và kiến thức khoa học sẽ đâm chồi nẩy lộc vươn lên thành những cây trái, hoa lá xanh tươi, căng đầy nhựa sống, rồi trổ bông đơm trái đem lại nguồn sống vui tươi an lạc cho đời. Và chỉ những quốc gia theo chế độ dân chủ thực sự, thực sự tôn trọng các quyền tự do căn bản của con người, (tức là các nhà lãnh đạo chính quyền hay chế độ phải tuyệt đối tôn trọng quyền sống của nhân dân), coi “ý dân như ý Trời” thì chính sách giáo dục tự do và khai phóng mới có đất dung thân. Bằng chứng là ở Âu Châu, phải đợi đến thời kỳ phong trào nhân dân Âu Châu vùng lên chống lại Giáo Hội La Mã và đòi cải cách tôn giáo (1309-1648) với chủ thuyết nhân bản ra đời đưa đến Thời Đại Lý Trí – Age of Reason (1687-1789) cùng với Thời Đại Cách Mạng Dân Chủ – The Age of Democratic Revolution (1603-1815), các nhà tư tưởng và khoa học gia như John Locke (1632-1704), Montesquieu (1689-1755), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Denis Diderot (1713-1784), Voltaire (1694-1778), Victor Hugo (1802-1885), Charles Robert Darwin (1809-1882), v.v… mới có thể được tự do đưa ra được những tư tưởng cao đẹp và phát minh khoa học, nhiên hậu mới làm cho loài người càng ngày càng tiến mạnh như ngày nay. Cũng nên biết chủ nghĩa nhân bản xuất từ Âu Châu. Sách tự điển The American Heritage Dictionary Of The English Language định nghĩa chủ nghĩa nhân bản như sau: “Chủ nghĩa nhân bản là một triết lý hay một thái độ quan tâm đến con người, đến công trình của người và đến quyền lợi của con người, hơn là quan tâm đến thế giới thần linh và đến những vấn đề của thần học.” (Nguyên văn: Humanism, A philosophy or attitude is concerned with human beings, their achievements and interests, rather than with abstract beings and problems of theology.) Theo Tự điển Anh Việt do Viện Ngôn Ngữ Học biên sọan, chủ nghĩa nhân bản là: “một hệ thống những sự tin tưởng tập trung vào những nhu cầu phổ biến của con người và tìm những biện pháp duy lý (chứ không phải dựa vào thần thánh), để giải quyết những vấn đề của con người”.

GS Quang

Sử gia Nguyễn Mạnh Quang (2016) và “Hậu duệ GS Trần Chung Ngọc

Leave a comment